Tiêu chí chấm điểm bài Writing From Dictation
Mô tả
Đây là dạng bài thi cuối cùng của phần Listening, dạng bài thứ #20, cũng là cuối cùng của bài thi Pearson PTE.
Thông thường, sẽ có 2 đến 4 câu WFD.
Mỗi câu WFD thường từ 8 đến 12 từ (thỉnh thoảng vẫn có 6 từ hoặc rất dài, tức lớn hơn 12 từ).
Thời gian dành trả lời cho mỗi câu WFD tùy từng thí sinh, nhưng có thể dùng 2 phút/câu. Vì vậy, cả phần WFD này cần chừng 6 đến 8 phút để làm là hợp lý. Vì vậy, thí sinh nên canh thời gian các phần bài trước của Listening (nếu khó quá có thể bỏ qua) để ưu tiên làm bài WFD này vì phần bài WFD rất quan trọng.
Phân phối điểm
Điểm phần WFD phân phối 32% WRITING cho và 32% cho LISTENING.
Tiêu chí chấm điểm
Mỗi từ viết đúng (viết đúng chính tả theo những gì đã nghe) được tính +1 điểm.
Nếu có viết sai (sai chính tả hay sai từ trong đáp án): 0 điểm (tức là không bị trừ điểm).
Không chấm điểm
Không chấm điểm là câu trả lời không đúng một trong những tiêu chí BẮT BUỘC của dạng bài và được cho là 0 điểm. Các trường hợp sau coi như là không đúng tiêu chí của dạng bài này.
Nếu câu trả lời không phải là định dạng của 1 câu (tức là phải có Hoa đầu dòng và phải có dấu chấm cuối câu): dù trong câu đúng 100% các từ, thì vẫn bị 0 điểm cho câu WFD đó.
Trong câu trả lời có tên riêng phải viết Hoa thì vẫn chấp nhận, miễn sao đầu dòng phải viết Hoa.
Trong câu trả lời có nhiều hơn 1 dấu chấm "." thì coi như là liệt (không chấm điểm).
Nếu câu trả lời có nhiều hơn 1 khoảng trắng giữa 2 từ (việc này cần xác nhận lại. Vui lòng đợi cập nhật)
Cách làm bài và mẹo
Ghi chú (take note): Hệ thống phát audio 1 câu WFD thì trong lúc nghe là ghi chú luôn.
Có thí sinh thích ghi chú vào bảng nháp (bằng tay), nhưng cũng phải mất công gõ lại trên ô trả lời, nên việc ghi chú trực tiếp (bằng cách gõ bàn phím) luôn là 1 lựa chọn tốt hơn.
Việc ghi chú là gõ 2,3 ký tự đầu (hoặc tùy thí sinh) miễn sao sau khi đoạn audio phát xong thì mình vẫn nhớ từ đó là từ gì. Đây là kỹ năng của từng thí sinh.
Đừng cố dừng lại ghi chú cho xong 1 từ, vì đoạn audio đã phát xong. Nếu từ nào không biết thì bỏ qua để tiếp tục nghe.
Thêm các lựa chọn. Vì tiêu chí chấm điểm là đúng từ nào từ trái qua phải là +1 điểm, còn sai thì 0 điểm (chứ không có bị trừ điểm), nên thí sinh được phép theo các từ 'có thể' đúng. Cho nên, sau khi hoàn chỉnh câu với các từ đã nghe như phần trên, có thể thêm những lựa chọn ("biến thể") của từ đó mà có khả năng là đúng (thay vì những gì mình đã gõ).
thêm danh từ số ít, số nhiều như s, es.
thêm các mạo từ phía trước, như 'a' 'an' 'the'.
thêm các thể từ được chia theo thì (tense). VD như talk → talks, talked, have talked
nếu thêm lựa chọn đầu câu thì viết Hoa từ đó (từ thêm) luôn - tức cả 2 từ viết Hoa luôn.
nhiều thí sinh cố tình thêm các từ sao cho câu trả lời đúng ngữ pháp. Điều này cần cẩn thận vì câu WFD cũng có thể là văn nói, nên có nhiều câu WFD không hẳn là cần đúng ngữ pháp.
viết thêm lựa chọn khi BIẾT CHẮC CHẮN chính tả của từ đó.
nếu nghe các từ viết tắt nhu can't do'nt doesn't thì cứ viết tắt như vậy, nhưng nếu không chắc chắn và chưa có thêm nhiều từ lựa chọn khác, thì cứ viết 2 dạng luôn: cannot can't do not doest not
các danh từ tiên riêng thì nên viết Hoa, ví dụ tên biển Peace Ocean (nhưng có thể viết peace ocean cũng không trừ điểm nhiều đâu; ít nhất phần WFD phân phối cho 2 kỹ năng Listening và Writing thì chắc trường hợp này thì Listening có điểm, còn Writing không có?)
Số lượng từ thêm: việc này không có công bố chính thức từ Pearson PTE, nên trên các diễn đàn, cũng như các Trung tâm dạy PTE vẫn khuyên là tối đa có thể thêm là 3,4 từ (ví dụ câu WFD đáp án gồm 10 từ thì câu trả lời của thí sinh có thể nên là 13, 14 từ. Tuy nhiên, họ cũng khuyên các thí sinh có mục tiêu cao (PTE 79+) không nên thêm nhiều tự lựa chọn vì có khả năng bị trừ điểm. Nhưng điều này còn đang tranh cãi, và Pearson chắc chắn không công bố các vấn đề này (về việc "được phép" thêm bao nhiêu từ). Tóm lại: không thêm quá 30% số lượng từ của câu hỏi (ví dụ câu hỏi 10 từ thì không nên thêm quá 3 từ).
Về vấn đề cách viết tiếng Anh/Anh và tiếng Anh/Mỹ: hệ thống sẽ chấp nhận cả 2 cách viết nếu có chỉ 1 từ có sự khác nhau (Anh/Anh và Anh/Mỹ); Nhưng trong câu có nhiều hơn 1 từ như vậy thì họ sẽ mặc định chọn từ đầu là đúng, và các từ sau bắt buộc phải viết theo cách của từ đầu. Vì vậy, thí sinh phải chọn 1 kiểu cho nguyên 1 câu WFD (các câu khác có thể là Anh/Mỹ hoặc ngược lại).
Trong WFD có số như số năm (VD năm 2023) hay số tuổi (VD như 5 tuổi).
thí sinh nên viết số thành chữ nếu số <= 10. Ví dụ: 5 sẽ viết thành five
thí sinh nên viết số thành chữ nếu số > 10. Ví dụ: 2023 sẽ nên viết là 2023 thôi.
Ví dụ
Ví dụ đây là đáp án (transcription) của 1 WFD như sau:
Last updated