Cách học và luyện phần Write From Dictation (WFD) ❤️

Giới thiệu

  1. Mức độ ưu tiên: phần này đánh dấu màu đỏ, nghĩa là thích hợp cho tất cả các mục tiêu.

  2. Đóng góp: Đóng góp 32% cho Writing và 32% cho Reading.

  3. Tự luyện hay cần giáo viên: phần này có thể tự luyện được.

  4. Thời gian và thời lượng học: nên học hàng ngày, mỗi ngày 10 đến 30 câu.

Chuẩn bị trước

  1. Bộ đề: Bạn phải có nguồn bài học, có thể đó là bộ đề tủ có trên các diễn đàn, hoặc có thể là tập ngân hàng câu hỏi ở các website/ứng dụng.

    • Hiện tại trên thị trường có rất nhiều bộ đề nhưng đa số (90%) là trùng nhau, nên bộ đề ở đâu cũng không quan trọng.

    • Nên tự gom lại khoảng 300 câu.

  2. Từ vựng: Bạn có thể học danh sách các từ vựng trước (các từ vựng được thống kê với tần số xuất hiện cao) để tập làm quen với từ vựng, sau đó mới có thể dễ dàng vào phần thực hành, thực tập với bộ đề tủ.

    • Bạn vào mục Từ vựng của hệ thống này sẽ có nhiều danh mục Từ vựng, download và học trước phần WFD.

    • Có thể học Từ vựng với app/website có sẵn.

  3. Tìm hiểu tiêu chí chấm điểm của phần WFD này trước.

Luyện tập

Học bằng file Excel (hay Word)

  1. Học "chay":

    • Nếu in bộ đề tủ ra giấy, mỗi trang nên chừng 50 câu WFD và font chữ to;

    • Nếu học trực tiếp từ file Excel với laptop, cũng nên break ra từng phân đoạn (break session), hoặc đánh dấu cho từng 10 bài, 30 bài hay 50 bài (theo kế hoạch mỗi ngày học của mình là bao nhiêu bài). Trong Excel cũng có thể sort theo thứ độ dài của câu (rất quan trọng). Những câu ngắn rất dễ học (từ 6 đến 8 từ).

  2. Luyện nghe audio:

    • nếu có folder audio của tất cả các mp3 của đề tủ WFD này, nên đánh dấu theo câu cho từng file; file name chính là nội dung của WFD.

    • nghe trực tiếp từng file, hoặc chuyển qua playlist ở nhiều ứng dụng như VCL, Windows Media.

    • nghe và tập ghi chú ra giấy hoặc tập gõ trên laptop.

Học bằng website

  1. Hiện tại, 1 số sản phẩm trên thị trường đều có ngân hàng câu hỏi. Bạn có thể tạo 1 tài khoản để luyện tập.

  2. Các sản phẩm đều có các chức năng lọc bộ đề tủ:

    • theo thời gian, hay theo số thứ tự (#1, #2...)

    • theo câu đã thực hành (cùng với số lần thực hành)

    • theo tần số xuất hiện trong tuần này, hoặc tháng hiện tại

    • có đánh dấu theo màu sắc (hoặc theo độ khó, theo độ ưu tiên)

  3. Bạn nên chọn cho mình 1 tiêu chí để ôn luyện. Có bạn chọn cách luyện tập từ câu đầu tiên cho đến hết ngân hàng câu hỏi; có bạn phân loại theo 3 mức độ theo màu: khó, trung bình, dễ:

    • những câu thuộc rồi, hoặc những câu dễ theo tiêu chí nào đó (ví dụ quá ngắn), thì đánh dấu màu xanh (coi như cho qua)

    • những câu gần thuộc, hoặc nhưng câu tương đối dễ, thì đánh dấu màu vàng (cần thời gian ôn luyện thêm)

    • những câu khó, hoặc quá dài, đánh dấu là màu đỏ, và dành rất nhiều thời gian ôn luyện.

  4. Khi có danh sách phân loại các câu như bước trên. Trước ngày thi 10 ngày, chỉ cần duyệt lại các câu màu vàng; trước ngày thi 3-5 ngày thì duyệt lại màu xanh, trước 1-2 ngày thi là duyệt lại màu đỏ (cách này làm tương tư với phần RS. Hai phần WFD đều có cách học như nhau).

Học bằng app

  1. Với website, các bạn đã có danh sách sắp xếp theo thứ tự dễ, trung bình, khó rôi (hoặc có thể trong quá trình luyện bằng app, cũng có thể tạo ra danh sách này).

  2. Vào mục play audio (với mp3), hàng ngày có thể luyện tập bằng cách phát mp3, mỗi bài 3-5 lần và sau mỗi bài đều có dừng 5,6 giây để mình tự nhẩm (cho RS, hoặc ghi chú cho WFD và mình có thể điều chỉnh số giây sao cho phù hợp với trình độ của mình) trước khi phát bài kế tiếp.

Ghi chú khác

Last updated